This is default featured post 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured post 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Những sai lầm nghiêm trọng trong “Lời chứng của bảy Thiếu niên Columbia về Thiên đàng & Địa ngục”


Những sai lầm nghiêm trọng trong bài:

“Lời chứng của bảy Thiếu niên Columbia về Thiên đàng & Địa ngục” 

Bài liên quan: 

Tại sao phải  thận trọng khi đọc sách “Mồi Sa-tan”?


Phần 1:

ĐÂU LÀ KHẢI THỊ ĐẾN TỪ ĐỨC CHÚA TRỜI?
Qua thánh kinh chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời muốn mọi người được cứu và hiểu biết lẽ thật (1 Timothe 2:4). Bước kế tiếp của việc được cứu là chúng ta phải tiếp tục sống trong đức tin nơi Ngài (Colose 2:6) và nhìn xem “Chúa Giê-xu là cội rễ và cuối cùng của đức tin mình” (Heboro 12:2) vì đó là cách làm cho đời sống chúng ta “được đầy dẫy mọi sự của Đức Chúa Trời” (Epheso 3:19)
Chúng ta thấy rằng sự kiện quan trọng nhất mà Đức Chúa Trời đã thực hiện qua Chúa Giê-xu, đó là ban sự cứu chuộc chắc chắn cho mọi người tin. ( Giăng 10:28-29, Giude 24,

Và toàn bộ thánh kinh bày tỏ cho nhân loại biết: giải pháp duy nhất để con người có thể nhận được sự sống đời đời đó là TIN nơi sự chết đền tội của Chúa Giê-xu Christ (2 Timo 3:15)
Nhưng tiếc thay, ngày nay có quá nhiều người xây dựng đức tin mình trên “sự hiện thấy” của người khác và tai hại hơn nữa là nhiều sự hiện thấy hoàn toàn đi ngược lại chương trình cứu chuộc đã được hoàn tất trong Chúa Giê-xu (Heboro 1:3)
Cơ đốc nhân thay vì bước đi một cách vững vàng và cùng Ngài cai trị trong mọi lãnh vực của cuộc sống (Rôma 5: 17) thì nhiều người đã phải sống trong sự sợ hãi, bất an, nghi ngờ… vì họ đã đặt đức tin nơi những cuốn sách “Khải thị” không đặt nền tảng trên quyền năng cứu chuộc trong Huyết Chúa Giê-xu, là dòng huyết mà qua đó chúng ta được sạch đời đời trước mặt Đức Chúa Trời(Heboro 9:22, Heboro 10:14, 10: 19)
Nan đề của nhiều cơ đốc nhân ngày nay là họ đã không có một chuẩn mực để suy xét đâu là sự khải thị đến từ Đức Chúa Trời. Và điều đó đã làm họ “lạc lối” khi đi theo hết “khải thị” của người nầy đến “khải thị” của người khác. Và tất nhiên, những người có “khải thị” đều luôn nói rằng “Tôi nhận được khải thị nầy từ nơi Chúa”.
Điều quan trọng mỗi chúng ta cần biết là mọi sự bày tỏ từ Đức Chúa Trời sẽ luôn hướng con người vào chính Chúa Giê-xu và những gì Ngài đã làm cho chúng ta tại thập tự giá. (Heboro 12:2) Trong Giăng 16: 14 chúng ta thấy chức vụ của Đức Thánh Linh chính là lấy mọi điều thuộc về Giê-xu Christ mà bày tỏ cho Cơ đốc nhân.
Dấu hiệu để nhận diện Cơ đốc nhân đang lạc lối vì cớ những sự giảng dạy và “khải thị” không có nền tảng là Cơ đốc nhân đó sẽ nghi ngờ về sự cứu rỗi chắc chắn mà Đức Chúa Trời ban cho họ trong Đấng Christ.

Kinh thánh viết: “Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem LÒNG TIN trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có tội đó ta là đầu”. (1Timôthê 1:15)
Ngày nay có nhiều cuốn sách trình bày những sự khải thị về địa ngục hoàn toàn không có nền tảng từ Thánh kinh. Một trong những sách đó là cuốn “Lời chứng của bảy thanh niên Columbia về thiên đang và hỏa ngục”.
Kính mời quý vị cùng tôi suy nghĩ về nhiều sự “hiện thấy” trong những lời chứng không có cơ sở và hoàn toàn đi ngược lại với Phúc âm của Đấng Christ, với những phần kinh thánh bị trích dẫn để hậu thuẫn cho nội dung của khải thị nhưng đã hoàn toàn bị ngộ nhận về ý nghĩa.
LỜI CHỨNG THỨ NHẤT

* Trích:

_________________________________________________
……”Ở đây có những người đã từng biết về CHÚA JÊSUS và Lời NGÀI, có người đã từng tiếp nhận CHÚA JÊSUS và biết lẽ thật, nhưng họ lại có đời sống hai mặt. 
Nơi đó có cả những người bỏ CHÚA mà những hình phạt dành cho họ đau đớn gấp nghìn lần những kẻ khác. Họ kêu gào CHÚA xin sự thương xót, nhưng Lời CHÚA đã phán:Hêbơrơ 10:26,27 “Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi”.….. Chúng ta không thể lừa được THIÊN CHÚA. Kinh Thánh phán, hễ ai được ban cho nhiều thì cũng sẽ bị đòi lại nhiều.
__________________________________________________

Luận giải (1)
* Chúng ta cùng suy nghĩ ở đây: “Người có đời sống hai mặt”

……“Địa ngục….Ở đây có những người đã từng biết về CHÚA JÊSUS và Lời NGÀI, có người đã từng tiếp nhận CHÚA JÊSUS và biết lẽ thật, nhưng họ lại có đời sống hai mặt”……
Căn cứ trên kinh thánh Epheso 1: 4, 7; 2: 8-9, Roma 3:24, Hebero 10:19 chúng ta thấy việc được ở thiên đàng không lệ thuộc vào việc chúng ta sống “một hay hai mặt”. Vì nếu không có sự đổ huyết của Chúa Giê-xu thì chúng ta dù có hoàn hảo đến mức độ nào đi nữa thì vẫn bị coi là áo nhớp trước mặt Đức Chúa Trời.(Esai 64:4)

Tuy nhiên, tôi không có ý nói rằng chúng ta sẽ sống hai – ba mặt, vì Thánh kinh bày tỏ chúng ta đã trở nên tạo vật mới (2 Corinhto 5:17) với bản chất thánh khiết của Ngài bên trong (2 Phiero 1:3-4) nên chúng ta được lấy sự nên thánh làm kết quả(Roma 6:22) và Chúa thể nào thì chúng ta thể ấy trong thế gian nầy (1 Giăng 4:17)
Anh chị em thân mến! Điều thách thức lớn nhất đối với chúng ta khi bước đi trong Chúa không phải là chúng ta sẽ sống tốt đến mức nào, mà là chúng ta có dám bước ra khỏi kinh nghiệm thất bại của mình để TIN vào những gì mà kinh thánh nói về chúng ta trong cương vị của kẻ đồng cai trị với Đấng Christ trong mọi lãnh vực của cuộc sống hay không? (Roma 5:17)
Phước cho những kẻ chưa thấy mà tin.
Luận giải (2)

_________________________________ 

Cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa (Heboro 10: 26-27)
___________________________________
Trong lời làm chứng, người viết có đưa ra Hebero 10: 26-27 làm cơ sở cho niềm tin “Cơ đốc nhân bị đi địa ngục”.

Phải chăng Hebero 10: 26-27 đề cập đến những tội lỗi, vấp váp trong đời sống mỗi ngày sẽ khiến cho Cơ đốc nhân bị mất sự cứu rỗi?

Hêbơrơ 10: 26,27 “Vì nếu chúng ta đã nhận biết lẽ thật rồi, mà lại cố ý phạm tội, thì không còn có tế lễ chuộc tội nữa, nhưng chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi”.
Chúng ta biết rằng hầu hết những tội lỗi chúng ta phạm trong đời sống hàng ngày đều là do cố ý:

Không phải tình cờ chúng ta nói hành anh em mình.

Không phải tình cờ chúng ta giận người khác.

Không phải tình cờ mà chúng ta nói dối.

Không phải tình cờ mà chúng ta nhìn và xem những điều dâm ô.

Và còn nhiều thứ khác nữa…

Nếu câu kinh thánh trên đề cập đến tội lỗi mà chúng ta vi phạm hàng ngày có thể khiến ta bị sự phán xét kinh khiếp, thì sẽ không còn một Cơ đốc nhân nào được cứu rỗi. Bởi vì nếu hiểu câu kinh thánh này như vậy thì: nếu chúng ta cố ý phạm tội thì khỏi cần ăn năn, vì không có của lễ chuộc tội thì sự ăn năn cũng sẽ là điều vô ích??? Chỉ còn chờ đợi sự kinh khiếp của sự phán xét mà thôi!
Vậy tôi tin Chúa để làm gì khi biết chắc rằng dù gì tôi cũng sẽ phải đi địa ngục đời đời?

Vậy cụm từ “phạm tội” trong câu kinh thánh này muốn nói đến loại tội nào mà khi “đã nhận biết lẽ thật rồi” mà tôi còn cố tình phớt lờ thì sẽ nhận sự phán xét kinh khiếp?
Thưa quí vị, cụm từ “cố ý phạm tội” không liên quan đến tội lỗi mỗi ngày, mà chính là tội “chối bỏ Chúa Giê-xu là giải pháp duy nhất để nhờ đó mà chúng ta được cứu chuộc”.
Chúng đều biết độc giả của Hebero là người Do thái, và chủ đề của sách được bày tỏ một cách rõ ràng: Chúa Giê-su là một giải pháp tốt hơn của Đức Chúa Trời để xử lý bản chất tội lỗi của cả nhân loại.
Khi đọc sách Hebero chúng ta thấy:

· Chúa Giê-xu là Đấng có giao ước tốt hơn.

· Chúa Giê-xu là thầy tế lễ tốt hơn.

· Chúa Giê-xu là của lễ tốt hơn.

· Huyết Chúa Giê-xu tốt hơn huyết dê đực và bò đực.

· Chúa Giê-xu là Đấng cao trọng hơn Môi-se.
Và đến Heboro 10, tác giả đưa ra lời cảnh báo nếu ai cố tình và cương quyết chối bỏ Chúa Giêxu, chối bỏ Ngài là của lễ chuộc tội một lần đủ cả, thì không còn giải pháp nào khác và chỉ có sự đợi chờ kinh khiếp về sự phán xét, và lửa hừng sẽ đốt cháy kẻ bội nghịch mà thôi.
Chỉ có một tội duy nhất xen giữa con người và Đức Chúa Trời được đề cập: “Về tội lỗi,  họ không tin ta” (Giang 16:9)

Cho nên khi những phần kinh thánh dẫn chứng cho “sự khải thị về địa ngục” đã bị hiểu sai, thì lời chứng đó không còn giá trị!

Thế thì bạn muốn đặt đức tin mình nơi khải thị của người khác hay trên Lời Đức Chúa Trời?


Luận giải (3)


* Trích:

__________________________________________________

…Sau đó ĐỨC CHÚA TRỜI cho chúng tôi nhìn thấy hai chị em mà khi nào đó họ cũng đã từng được gọi là nữ Cơ Đốc nhân, nhưng họ đã không sống đời sống công bình trước mặt ĐỨC CHÚA TRỜI. ??? 
…“nhưng họ đã không sống đời sống công bình trước mặt ĐỨC CHÚA TRỜI.”…
__________________________________________________
Đây là một sai lầm và đi quá xa với phúc âm của Đấng Christ.

2 Corinhto 5: 21Đức Chúa Trời đã làm cho Đấng vốn chẳng biết tội lỗi trở nên tội lỗi vì chúng ta, hầu cho chúng ta nhờ Đấng đó mà được trở nên sự công bình của Đức Chúa Trời.
Chúng ta biết rằng chúng ta có được một địa vị hợp pháp, công bình trước mặt Đức Chúa Trời thánh khiết và công nghĩa là nhờ hoàn toàn vào sự thay thế của Chúa Giê-xu trên thập tự giá. Nếu đã có sự thay thế thì không cần tự sửa để đủ tiêu chuẩn, vì nếu chúng ta có thể tự sửa đổi bản thân cho vừa lòng Đức Chúa Trời thì Chúa Giê-xu không cần đến thế gian để chết thế chúng ta. Khi một người hiểu được sự thay thế vĩ đại nầy thì họ không bao giờ nghĩ rằng mình cần phải cố gắng sống đẹp lòng Chúa, nhưng đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời là kết quả tất yếu của một cuộc đời kinh nghiệm sự tha thứ đời đời và vô điều kiện của Đức Chúa Trời trên cuộc đời họ.
Chúa Giê-xu đến không phải để làm cho chúng ta trở nên tốt hơn, nhưng Ngài đến để hủy phá “bản chất của Adam” trong chúng ta. Qua Lời Đức Chúa Trời chúng ta thấy rằng bản ngã của con người hoàn toàn bị tiêu diệt bởi quyền năng của thập tự giá.

“Còn kẻ chẳng làm việc chi hết, nhưng tin Đấng xưng người có tội là công bình, thì đức tin của kẻ ấy kể là công bình cho mình” (Rô ma 4:5)


Luận giải (4)


Trích:

_________________________________________________

Ở đó có hàng ngàn linh hồn những ai biết Lời CHÚA, nhưng đời sống họ không thánh sạch trước sự hiện diện của NGÀI.
_________________________________________________
Ở Đây! Dường như những anh chị em ở Columbia nầy chưa hề biết hay nghe đến quyền năng tẩy sạch trong Huyết Giê-xu.

Nói một cách khác dưòng như những Cơ đốc nhân non trẻ nầy chưa từng đọc hoặc là không tin nổi quyền năng trong Huyết Giêxu.
· Theo luật pháp thì hầu hết mọi vật đều nhờ huyết mà được sạch: không đổ huyết thì không có sự tha thứ. (Hebero 9:22)

· Ấy là theo ý muốn đó mà chúng ta được nên thánh nhờ sự dâng thân thể của Đức Chúa Jêsus Christ một lần đủ cả. (Hebero 10:10)

· Vì nhờ dâng chỉ một của tế lễ, Ngài làm cho những kẻ nên thánh được trọn vẹn đời đời. (Hebero 10:14)

· Vậy anh em là kẻ chọn lựa của Đức Chúa Trời, là người thánh và rất yêu dấu của Ngài, hãy có lòng thương xót. Hãy mặc lấy sự nhơn từ, khiêm nhường, mềm mại, nhịn nhục. (Colose 3:12)
Chúng ta sẽ làm buồn Chúa Giê-xu khi tin rằng lối sống ngay thẳng, tin kính của chúng ta sẽ làm cho chúng ta nên thánh mỗi ngày, chúng ta cần hiểu rằng đời sống tin kính, ngay thẳng là kết quả của một cuộc đời nhận thức được quyền năng của Huyết Chúa Giê-xu đã đổ ra tại thập tự giá.
Nếu ngày nay, Cơ đốc nhân chưa được tẩy sạch trước mặt Đức Chúa Trời thì huyết Chúa Giê-xu không giá trị hơn huyết súc vật người Do thái ngày xưa dùng để làm lễ tẩy uế trong đền tạm.
Bạn thân mến, bạn có nằm trong danh sách những người tin nơi “khải thị” của những người dường như chưa hề đọc qua những câu kinh thánh về quyền năng tẩy sạch đời đời trong huyết Chúa Giêxu?


Luận giải (5)


Trích:

__________________________________________________

ĐỨC CHÚA JESUS cầm lấy tay tôi. NGÀI đáp lời Mark: “Mark ơi, tại sao ngươi lại muốn quay về trái đất dù chỉ là 1 phút?”. Anh ta trả lời CHÚA với tiếng kêu hãi hùng và giọng thảm thiết: “CHÚA ơi con sẵn sàng hi sinh tất cả để quay lại trái đất dù chỉ 1 phút, để kịp ăn năn và được cứu rỗi”. Khi CHÚA nghe những gì Mark nói, trên mắt CHÚA những giọt lệ tuôn rơi, NGÀI nói: “Mark ơi đã quá muộn cho ngươi rồi, vì lớp giòi làm nệm cho ngươi, còn sâu bọ thì làm mền” 

(Êsai 14:11). 
Thật đáng tiếc, tất cả những linh hồn này không còn hi vọng nào nữa. Chỉ có trên trái đất chúng ta mới có cơ hội hôm nay ăn năn và lên được Thiên Đàng với CHÚA chúng ta JESUS CHRIST. 
Bây giờ tôi nhường lời lại cho người chị em tôi làm chứng tiếp. Cám ơn các bạn!
__________________________________________________
Chúng ta cần minh định rõ vấn đề, đó là: Mark có phải là Cơ đốc nhân không?

Theo nội dung của lời chứng nầy thì Mark chưa phải là Cơ đốc nhân, vì chính Chúa Giêxu khẳng định rằng: “Ta ban cho nó sự sống đời đời, nó sẽ chẳng chết mất bao giờ” (Giăng 10:28-29)
Cho nên nếu bạn là người tin Chúa Giê-xu, bạn sẽ không có “tiếng kêu hãi hùng và giọng thảm thiết” như Mark. Hãy bình an vì sự cứu chuộc đã được hoàn tất trong Chúa Giê-xu.(Giăng 19:30)
Một vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần nhận biết:  Sau khi Chúa Giê-xu hoàn tất công tác cứu chuộc của Ngài tại thập tự giá(Giăng 19:30) nhân loại được bước vào trong giao ước mới với Đức Chúa Trời, trong giao ước nầy, Đức Chúa Trời chẳng còn kể tội cho loài người nữa (2Corinto 5:19). Ngài chẳng còn nhớ đến tội lỗi của bạn nữa (Nhơn ta sẽ tha sự gian ác của họ, Và không nhớ đến tội lỗi họ nữa. Gọi ước đó là ước mới, thì đã xưng ước trước là cũ; vả, điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi. (Hebero 8:12-13)
Trong giao ước cũ (Cựu ước), con người gặt điều mình gieo (Xuất 20:5) nhưng trong giao ước mới (Tân ước), người TIN sẽ gặt điều “Chúa Giê-xu gieo” tại thập tự giá. (2Corinto 5:21)
Tôi chân thành thúc giục anh chị em, thay vì tin vào những “khải thị phù du” thì hãy bắt chước tín hữu tại thành Bê-rê hằng ngày tra xem kinh thánh. “Những người nầy có ý hẳn hoi hơn người Tê-sa-lô-ni-ca, đều sẵn lòng chịu lấy đạo, ngày nào cũng tra xem Kinh Thánh, để xét lời giảng có thật chăng. (Công 17:11)
Hãy để Thánh linh dẫn dắt anh em vào mọi lẽ thật (Giăng 16:13) cho đến khi Đấng Christ thành hình trong anh em (Gala 4:19)
Nguyện ân điển và sự bình an của Chúa trên anh chị em!
(Còn tiếp)
Ms Quách Tâm

Một Đối Tác Đang Ngủ Có Lợi

Vả, khi mặt trời vừa lặn, thì Áp-ram ngủ mê; nầy một cơn kinh hãi, tối tăm nhập vào mình người. (Sáng thế ký 15:12)

Trong kinh doanh, đối tác đang ngủ hay yên lặng không làm việc nhưng vẫn có những lợi nhuận lớn ở nhà. Họ giống như vợ của nhà vô địch quyền anh. Anh ta bị đánh bầm dập toàn thân để giành được tiền thưởng. Nhưng khi anh ta về nhà, vợ anh ta lấy tất cả số tiền đó và nói “cảm ơn anh rất nhiều, anh yêu!”

Bạn có biết rằng trong giao ước của bạn với Đức Chúa Trời, bạn giống như vợ của tay quyền anh đó hoặc giống như đối tác đang ngủ không?

Khi Áp ra ham hỏi Đức Chúa Trời bởi cớ chi tôi sẽ được xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa cho ông, Đức Chúa Trời đã lập một giao ước với ông (Sáng thế ký 15:8-21). Nhưng thay vì thực hiện giao ước với Áp ra ham bằng cách bước đi giữa những miếng thịt con vật với ông, Đức Chúa Trời đã khiến cho Áp ra ham ngủ mê và thực hiện giao ước với Chúa Jesus thay cho Áp ra ham.

Chúa Jesus là sự sáng của thế gian, đã hiện ra như trụ lửa và thực hiện giao ước với Đức Chúa Cha là Đấng hiện ra như trụ mây. Mặt khác, Chúa Jesus thế chỗ của Áp ra ham. Ngài là Người trọn vẹn đại diện cho Áp ra ham khi Ngài thực hiện giao ước với Cha Ngài.

Bằng cách thay thế Áp ra ham với Chúa Jesus, Đức Chúa Trời rất nhơn từ bởi vì nếu Áp ra ham thực hiện giao ước đó, ông cũng có trách nhiệm giữ giao ước đó. Và Áp ra ham, chỉ là con người, ông sẽ thất bại. Nhưng Con của Đức Chúa Trời thì không thể nào thất bại! do đó phước hạnh của Áp ra ham được bảo đảm bởi vì những phước hạnh đó không tùy thuộc vào sự thực hiện của Áp ra ham nhưng là do Chúa Jesus thực hiện. Áp ra ham là đối tác đang ngủ theo nghĩa đen, người được thừa hưởng giao ước.

Ngày nay, Đức Chúa Trời cũng lập một giao ước với bạn, được gọi là giao ước mới. Và giống như Áp ra ham, bạn là đối tác đang ngủ bởi vì giao ước mới cũng được thực hiện giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con tại đồi Gô gô tha. Đơn giản bạn là người thừa hưởng giao ước mới. Bạn thừa hưởng tất cả những lợi ích của nó mà không phải làm gì lúc giữ giao ước đó. Chúa Jesus, là đại diện của bạn đã hoàn thành tất cả những điều kiện thay cho bạn. Và vì sự vâng phục của Ngài là trọn vẹn và công việc của Ngài đã hoàn tất một cách trọn vẹn, phước hạnh của giao ước ban cho bạn được bảo đảm!

Bạn của tôi, không còn gì việc gì để lại cho bạn làm cả, nhưng mọi việc dành cho bạn là tin. Đừng cố gắng làm gì để có được những phước hạnh trong giao ước mới của bạn. Hãy nên nghỉ nơi công tác hoàn tất của Con Đức Chúa Trời và tiếp nhận chúng bởi đức tin!

© NCC

Được Bảo Đảm Bởi Giao Ước

Áp-ram thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, bởi cớ chi tôi biết rằng tôi sẽ được xứ nầy làm sản nghiệp? 9 Đức Giê-hô-va đáp rằng: Ngươi hãy bắt đem cho ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bò câu con.

(Sáng thế ký 15:8-9)



Bạn có ngã lòng vì bước đột phá mà bạn đã cầu nguyện chưa hiển lộ không? Có lẽ là trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần lễ bạn đã cầu nguyện. “Tôi biết rằng tôi sẽ nhận được điều đó như thế  nào” Áp ra ham đối diện với cùng một tình huống như vậy và đã hỏi Đức Chúa Trời cùng câu hỏi như thế. Và Đức Chúa Trời đã trả lời, “Ngươi hãy bắt đem cho ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bồ câu câu”. Câu trả lời thật lạ lùng!



Nhưng nếu đọc tiếp Sáng thế ký 15:10-21, bạn sẽ nhận ra rằng Đức Chúa Trời đã tiếp nhận câu hỏi của Áp ra ham một cách nghiêm túc, và tiếp tục bày tỏ cho ông một cách nghiêm túc Ngài sẽ là Đấng cung cấp, Đấng bảo vệ và Đấng ban cho ông sự thịnh vượng. Đức Chúa Trời nghiêm túc đến nỗi Ngài sẵn sàng trói chính mình Ngài với một giao ước.



Giao ước là gì? Nó giống như một hợp đồng, tuy nhiên, nó quan trọng hơn hợp đồng. Một hợp đồng chỉ ràng buộc trong một khoảng thời gian, chẳng hạn 5 năm hoặc 7 năm, hoặc cho đến khi chắc chắn những hạn mục đó đã hoàn tất. Nhưng giao ước thì vĩnh viễn. Nó lâu dài. Chỉ có một cách duy nhất xóa bỏ nó là sự chết. Đó là lý do tại sao hôn nhân là một giao ước, không phải là một hợp đồng. Điều đó là vĩnh cữu, chỉ có cái chết mới phân cách chúng ta”.



Trong thời đại của kinh thánh, khi bạn phá bỏ giao ước với một ai đó, bạn mang đến một con vật, thường là một con dê hoặc là một con cừu đực, và giết nó xẻ làm hai. Kế đến, bạn sẽ gặp người lập giao ước và cùng nhau tiến đến gần 2 miếng xẻ của con vật, cùng nhau bước ngang qua chính giữa.



Tất cả những điều này có nghĩa là cả hai bên bị ràng buộc bảo vệ và cung cấp cho nhau. Bất cứ điều gì thuộc về bạn thì cũng thuộc về đối tác, và bất cứ điều gì của đối tác cũng là của bạn. Dĩ nhiên, người có lợi là đối tác nghèo hơn và có ít hơn.



Ngày nay, Đức Chúa Trời đang ở trong giao ước với chúng ta. Chúng ta là đối tác có ít hơn, nghèo hơn. Chúng ta chẳng có gì để dâng cho Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời, Đấng giàu có nhất và quyền năng trong cõi vũ trụ này, có mọi thứ để ban cho chúng ta!



Bạn của tôi, Đức Chúa Trời đã buộc chính mình Ngài vào một giao ước, một bảo đảm chắc chắn về những phước hạnh và sự cung ứng của Ngài trong đời sống của bạn, và tất cả những điều đó có lợi cho bạn. Bước đột phá bạn đang chờ đợi được bảo đảm bởi giao ước!

© NCC

Món Quà Của Sự Không Định Tội

Người thưa rằng: Lạy Chúa, không ai hết. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta cũng không định tội người; hãy đi, đừng phạm tội nữa. (Giăng 8:11)



Khi Chúa Jesus còn ở trên đất, các người thầy thong giáo và người pharisi dẫn đến cho Ngài một người đàn bà đã bị bắt đang khi phạm tội tà dâm. Họ giống như là mafia tôn giáo trong thời của Chúa Jesus. Họ cố gắng gài bẩy Ngài bằng cách đặt câu hỏi khó trả lời: “Trong luật Môi se có truyền cho chúng ta rằng nên ném đá những hạng người như vậy. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” (Giăng 8:5)



Chúa Jesus phán rằng “Ai trong các ngươi là người vô tội, hãy trước nhất ném đá vào người”. (Giăng 8:7) thầy thông giáo và người pharisi bắt đầu từng người một bỏ ra cho đến khi tất cả đều rời khỏi đó.



Đám đông muốn định tội người đàn bà này không thể định tội. Nhưng Chúa Jesus là người duy nhất trong đám đông đó có quyền định tội bà, sẽ không định tội. Do đó, Ngài hỏi người đàn bà này “Hỡi mụ kia….không ai định tội ngươi sao?” (Giăng 8:10)



Ngài nói những lời ân điển với người đàn bà này bởi vì Ngài yêu bà. Hơn nữa, Ngài đặt câu hỏi với bà, Ngài đang ban cho bà một cơ hội để nói những lời không định tội với chính bà, không ai [định tội tôi hết] thưa Chúa (Giăng 8:11)



Chúa Jesus không những nói những lời ân điển với bà, Ngài còn ban cho bà món quà về sự không định tội, “Ta cũng không định tội ngươi; hãy đi đừng phạm tội nữa”. Khi bà nhận được món quà của sự không định tội bà đã có sức mạnh “đi và không phạm tội nữa”.



Ngày nay, bạn có món quà của sự không định tội bởi vì Con của Đức Chúa Trời đã bị định tội thay cho tất cả tội lỗi của bạn. (Rô ma 8:1), Ngày nay, Đức Chúa Trời không thể định tội bạn khi bạn phạm tội bởi vì Ngài là thành tín và công bình với điều Con của Ngài đã làm.



Vì thế nếu ma quỷ cố gắng nói với bạn rằng Đức Chúa Trời nổi giận với bạn khi bạn sai trật, hãy nói “Đức Chúa Trời không định tội ta ngày nay bởi vì Ngài đã định tội Chúa Jesus tại thập tự giá cách đây 2000 năm rồi!”



Đáng tiếc thay, chúng ta vẫn nghe nhiều người nói rằng “trước tiên, hãy đi và đừng phạm tội nữa, sau đó Ta sẽ không định tội ngươi”. Có lẽ bạn cũng đã từng nói điều này. Nhưng Đức Chúa Trời phán “Ta không định tội ngươi. Hãy đi và đừng phạm tội nữa”. Ngài ban cho bạn món quà không định tội, để bạn có sức mạnh đi và không phạm tội nữa!

© NCC

Đánh Bại Những Điều Thêm Vào Trong Ân Sủng Của Đức Chúa Trời

Ru-tơ, người Mô-áp, thưa cùng Na-ô-mi rằng: Xin để cho con đi ra ngoài ruộng, đặng mót gié lúa theo sau kẻ sẵn lòng cho con mót. Na-ô-mi đáp: Hỡi con, hãy đi đi. (Ru tơ 2:2)

Có bao giờ bạn nhìn vào chính mình và chỉ nhìn thấy sự thiếu thốn trong tự nhiên không? Có phải bạn nói “tôi không có học thức giỏi”, “Tôi nghèo”, “tôi quá già”, “tôi là người ly dị” không? Tôi có một tin tức tốt lành dành cho bạn. Là Cơ đốc nhân và là con cái của Đức Chúa Trời đã được mua bằng huyết, bạn có ân sủng  siêu nhiên của Đức Chúa Trời!



Trong kinh thánh, Ru tơ là một người đàn bà góa nghèo người Mô áp, cùng bà gia mình đến sống ở Bết lê hem, thành của người Do thái, dân cư ở đó rất miệt thị người Mô áp. Nhưng bà không xót thương cho số phận và than vãn về sự góa bụa nghèo nàn, về dân tộc sai trật trong một nơi sai trật. Thay vì thế, bà tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban ân sủng cho bà và bà công bố “Tôi sẽ tìm thấy ân sủng trong lĩnh vực mà tôi lượm lặt”.



Theo tự nhiên, mọi thứ đang chống lại với Ru tơ. Nhưng bà tin vào ân sủng của Đức Chúa Trời, bà không chỉ trở thành vợ của người đàn ông giàu nhất Bết lê hem khi Bô ô cưới bà, bà còn trở thành tổ mẫu của Đa vít và có tên trong gia phả của Chúa Jesus Christ ngay cả khi bà không phải là người Do thái! Đó là ân sủng siêu nhiên của Đức Chúa Trời đã làm cho bà. Đó là loại phước hạnh siêu nhiên của Đức Chúa Trời có thể ban cho bạn.



Một thành viên trong hội thánh đã chia sẻ thể này, do không lường trước được những tình huống, cô đã đến trễ trong buổi phỏng vấn xin việc. Nhưng cô đã công bố ân sủng của Đức Chúa Trời trên đời sống của cô trước khi phỏng vấn và thật kỳ diệu, những người phỏng vấn đã để hồ sơ của cô vào danh sách sơ tuyển (trước khi tuyển chọn chung cuộc).



Có khoảng 40 ứng cử viên khác có đúng kinh nghiệm cho vị trí đó. Và mặc dù cô thiếu kinh nghiệm có liên quan đến vị trí này, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, bà đã nhận được công việc với mức lương tốt hơn trước và cô còn được trợ cấp xe. Công ty mới của cô ngay cả sẽ trả tiền xăng và chi phí điện thoại cho cô, tất cả bởi vì cô tin và công bố rằng cô đã có ân sủng của Đức Chúa Trời!



Đừng nhìn vào điều bạn đang có trong tự nhiên và đừng nhìn vào sự thiếu thốn. Hãy tin cậy vào ân sủng của Đức Chúa Trời và bạn sẽ nhìn thấy những phước hạnh mà khả năng tự nhiên của bạn không thể mang đến!


© NCC

Lời Cầu Nguyện Công Bố

Đức Chúa Jêsus vừa thấy, gọi mà phán rằng: Hỡi đàn bà kia, ngươi đã được cứu khỏi bịnh. (Lu ca 13:12)
Khi bạn có nhu cầu, bạn cầu nguyện hay bạn nài xin? Bạn bắt đầu sự cầu nguyện của mình bằng những câu đại khái như “Lạy Chúa, lạy Chúa, xin Chúa thương xót con!”
Những lời cầu nguyện nài xin và cầu xin hàm ý nói rằng Cha trên trời của bạn không muốn làm điều đó. Tuy nhiên, Ngài rộng lượng hơn nhiều và sẵn sàng ban cho bạn hơn là bạn muốn xin, suy tưởng. (Ê phê sô 3:20) Ngài muốn ban nhiều hơn tất cả những điều bạn muốn thịnh vượng và được khỏe mạnh, ngay cả sự thịnh vượng về linh hồn (III Giăng 1:2)
Trong thực tế, trước khi bạn có nhu cầu rất lâu, Đức Chúa Trời đã đáp ứng nhu cầu đó rồi. Trước khi bạn biết bạn cần một Đấng Cứu thế, Ngài đã ban Con một của Ngài trở thành Đấng Cứu Thế của bạn. Đây là Đức Chúa Trời của bạn! Ngài là Đức Chúa Trời tốt lành. Vậy khi bạn nài xin Ngài một điều gì đó, thực tế bạn đang nói rằng Ngài lưỡng lự ban cho bạn và cần phải thuyết phục Ngài một cách mạnh mẽ trước khi Ngài thực hiện. Tuy nhiên, Ngài không phải như thế.
Chúa Jesus biết tấm lòng của một người Cha. Khi Ngài nhìn thấy một người đàn bà bị cầm buộc với một tinh thần yếu đuối. Ngài đã không cầu nguyện “Lạy Cha! Bà ấy có sự đau đớn 18 năm rồi! con cầu xin Cha, hãy thương xót bà ấy!” không, khi Chúa Jesus nhìn thấy bà, tức thì Ngài đã công bố “Hỡi đàn bà kia, ngươi được tự do khỏi sự yếu đuối của ngươi”, bởi vì Ngài biết tấm lòng của một người Cha. Ngài biết rằng Cha muốn bà ta được giải phóng khỏi tình trạng đau ốm.
Cuối buổi nhóm, tôi không đứng lên và cầu nguyện “Đức Chúa Trời ơi, vui lòng ban phước cho dân sự của con. Lạy Chúa, xin gìn giữ họ, Hỡi Chúa, xin hãy tỏ lòng nhơn từ với họ!” thay vì thế, tôi công bố “Đức Chúa Trời ban phước cho họ. Chúa gìn giữ họ. Ngài chiếu sáng mặt Ngài trên họ và tỏ lòng nhơn từ với họ!”
Hỡi anh chị em yêu dấu của tôi, khi bạn cầu nguyện, hãy công bố sự chữa lành, sự bảo vệ và sự cung ứng của bạn bởi vì tấm lòng Cha trên trời sẽ tuôn đỗ bằng tình yêu cho bạn. Và khi bạn công bố ra điều đó, Ngài tiếp nhận điều đó. Khi bạn công bố điều đó, Ngài thiết lập điều đó!
© NCC

Quyền Năng Của Lời Nói

Ngày 25: Quyền Năng Của Lời Nói
Sống chết ở nơi quyền của lưỡi; Kẻ ái mộ nó sẽ ăn bông trái của nó. (Châm ngôn 18:21) 

Hầu hết mọi người, khi họ muốn đề cập đến một điều gì đó chỉ về sự tuyệt vọng, họ sẽ nói thế này “Tôi sắp chết vì miếng bánh đó!” một số người sẽ nói “tôi sẽ sống vì miếng bánh đó!”
Điều tồi tệ ở đây là chúng ta rất mau mắn đề cập đến cái chết khi mọi thứ trở nên tồi tệ. Những người Singapore chúng ta rất nhạy nói thế này “chết rồi!, chết rồi!” khi rớt cái nón. Không ai nói “Sống rồi!, sống rồi!”
Tuy nhiên, sự thật đó là mọi lời bạn nói ra đều có sức mạnh, xây dựng hay phá diệt những hy vọng và ước mơ, phục hồi hay gây ra sự tổn hại, chữa lành hay làm suy sụp tinh thần, mang đến vui mừng hay thất vọng, phước hạnh hay rủa sả, vì lời Đức Chúa Trời nói rằng sống chết do quyền cái lưỡi.
Vì thế hãy bỏ đi những lời nói có liên quan đến những tình huống tiêu cực. Thay vào đó, bắt đầu để trên môi miệng mình lời của Đức Chúa Trời và phóng thích quyền năng của lời Ngài thực hiện cho bạn.
Ví dụ, thay vì nói đến sự nghèo thiếu, hãy nói “Lời Đức Chúa Trời nói với tôi rằng mọi thứ tốt lành đã có ở đây rồi. Vì thế tôi công bố đời sống của tôi được phước. Tôi công bố đời sống tôi thịnh vượng. Sự tối tăm và ảm đạm, nghèo nàn và bệnh tật, sự thất bại và thất vọng sẽ không có trong đời sống của tôi!
Thay vì nói bệnh tật và sự chết, hãy nói “tôi sẽ sống thọ. Tôi sẽ không chết non. Chúa Jesus đã chết trẻ cho tôi để tôi có thể sống thọ cho Ngài. Tôi là sự công bình của Đức Chúa Trời trong Đấng Christ và Lời Đức Chúa Trời công bố rằng không có một điều xấu nào xảy đến trên tôi bây giờ và trong tương lai!”
Thay vì nói sự sợ hãi trên con cái của bạn, hãy nói “Lời Đức Chúa Trời nói rằng hạt giống của sự công bình sẽ được giải phóng. Do đó, con cái của tôi sẽ được giải phóng khỏi mọi sự rủa sả, mọi sức mạnh của sự tối tăm và mọi điều xấu. Trong Danh Chúa Jesus, tôi công bố một tương lai tuyệt vời, sáng sủa và phước hạnh cho con cái tôi!”
Đức Chúa Trời muốn bạn có một đời sống đầy dẫy những ngày tốt đẹp và dư dật về mọi điều tốt lành. Vì thế hãy nói “Trong Danh Chúa Jesus, ta ra lệnh cho những phước hạnh, ân sủng, sức khỏe, sự thịnh vượng, sự bảo vệ, thống trị và quyền năng đầy dẫy đời sống của ta!
© NCC

Facebook

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More